Nhầm tưởng tai hại về độ chống nước của đồng hồ: Rất nhiều người cho rằng đồng hồ chống nước hoàn toàn an toàn khi tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, thực tế là độ chống nước của đồng hồ chỉ áp dụng trong một mức độ nhất định và không phù hợp với việc đi bơi hoặc lặn. Nếu không tuân thủ hướng dẫn, nước có thể đọng lại trong đồng hồ và gây hỏng hóc cơ chế bên trong.
Vì thế, một chiếc đồng hồ bị nước vào thì ngay khi thả xuống đã hỏng rồi, chứ không cần đợi đến 1 tiếng… Nên nếu không bị thì ngâm cả ngày cũng chả hề hấn gì
Độ chịu nước của đồng hồ thường là 30m/ 50m/ 100m/ 200m/ 300m. Nhưng đó là trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Thực tế thế nào?
Đồng hồ thường bị vào nước qua con đường núm vặn, do quên đóng núm, bị mắc vào quần áo nên núm bị kéo ra khiến nước vào. Chỉ có những chiếc đồng hồ chục năm trở lên, gioăng cao su bị mòn nên nước vào qua đường mặt đáy dưới và mặt kính.
Nhiều bác nhầm tưởng, mở đáy nhiều là độ chịu nước đồng hồ giảm. Nhưng thực tế độ chịu nước giảm hay không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ, gặp thợ trình độ tay nghề kém thì độ chịu nước của đồng hồ cũng giảm đi đáng kể!
Có thể ví dụ: khi bạn để yên chiếc đồng hồ dưới nước khác với việc bạn khua tay dưới nước, đồng hồ sẽ chịu áp suất lớn hơn nhiều do phải chịu tác động của 2 lực khác nhau.
Một số lưu ý:
- Luôn nhớ đóng núm cẩn thận.
- Không nên đeo đồng hồ khi tắm. Nguy cơ núm vô tình bị tụt trong quá trình hoạt động dẫn đến bị nước vào là khá cao.
- Tất cả đồng hồ không dùng đi xông hơi.
- Đồng hồ đáy vặn ren chống nước tốt hơn đồng hồ đáy ốp vào.
- Không đeo đồng hồ vào chỗ quá nóng, rồi lại đi vào chỗ quá lạnh, gioăng cao su bị giãn xong lại bị co lại khiến đồng hồ dễ vào nước.
- Những chiếc đồng hồ Fake, rẻ tiền, người bán buôn thường mua về rồi trét keo vào đáy để chống nước cho đồng hồ. Đó là lý do vì sao, ban đầu thử nước, đồng hồ vẫn chạy nhưng 1 thời gian lớp keo bong đi đồng hồ vẫn vào nước và hỏng hóc.