Vật liệu cho vỏ đồng hồ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự bền vững và thẩm mỹ. Titan và thép không gỉ được sử dụng phổ biến vì tính chống gỉ và độ cứng tốt. Nhược điểm của titan là dễ trầy xước và khó sửa chữa, trong khi thép không gỉ nặng và khó tiếp xúc. Vàng và bạc thường được sử dụng vì sang trọng, nhưng nhược điểm là dễ bị trầy. Gốm và nhựa cũng phổ biến nhưng dễ bị vỡ và có sự cứng nhắc kém.
Đồng hồ đeo tay, từ ngày xưa cho đến nay, vẫn được xem là món trang sức biểu tượng cho sự thành đạt, đẳng cấp và giàu có. Trong số các bộ phận cấu thành nên đồng hồ, vật liệu sử dụng cho vỏ, dây, mặt số cũng là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho đồng hồ.
Người dùng đồng hồ chắc chắn sẽ có đôi lần tò mò không biết đồng hồ mình có vỏ được làm bằng vật liệu gì, không biết chúng có tốt không? Ngành đồng hồ đã trải qua hàng trăm năm phát triển và các vật liệu cho đồng hồ cũng ngày càng được nâng cấp, cải tiến hơn.
gày nay, ta còn có vô số các vật liệu sáng tạo được ứng dụng cho các loại vỏ đồng hồ như đồng, bạch kim (platinum), Zirconium, Silicon, gỗ, đá cẩm thạch,… nhưng để liệt kê hàng trăm vật liệu trong một bài viết là điều không thể, nên SHOPDONGHO.com sẽ chỉ lựa chọn và liệt kê 5 loại vật liệt thông dụng nhất cho đồng hồ.
Thép không gỉ
Theo thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sỹ (FH), có tới khoảng hơn 80% đồng hồ được làm bằng thép bởi đây là vật liệu có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp. Vật liệu thép được cấu thành từ hợp kim sắt-carbon trộn với crom và niken, và đồng thời có thể thêm các loại chất khác và chia theo tỉ lệ khác nhau để tạo nên các loại đặc tính thép riêng biệt.
Đồng hồ BULOVA 96A135
Loại thép hay được sử dụng nhất trong các mẫu đồng hồ cao cấp là thép 316L, được chế tạo theo công thức giảm hàm lượng carbon xuống mức cực thấp và bổ sung thêm lớp Molypden để gia tăng thêm khả năng chống ăn mòn nước biển, mồ hôi tay hay axit; và cũng như tăng thêm khả năng chống nhiễm từ vượt trội.
Thép 316L
Ngoài thép 316L, ta còn loại thép đặc biệt sử dụng cho dòng đồng hồ cao cấp là thép 904L, được gia tăng thêm hàm lượng các chất Nickel, đồng, Molypden và Chromnium làm tăng độ cứng, chống ăn mòn hóa học và axit, tăng độ sáng và chịu va đập mạnh và nước tốt hơn thép 316L. Tuy nhiên, cũng chính vì gia tăng thêm nhiều thành phần chất liệu cao cấp cũng như chế tác đồng hồ vỏ thép 904L cũng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng, tỉ mỉ gấp nhiều lần nên chúng sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều so với thép 316L.
Đọc thêm:
Ngoài ra còn hai loại thép 204L và 304L với chi phí sản xuất rẻ hơn thường sử dụng ỏ dòng đồng hồ giá trị thấp. Cũng cần lưu ý là vật liệu thép 316L cũng rất hay được sử dụng theo kiểu rỗng ruột trong các mẫu đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ giả, đeo lên tay sẽ có cảm giác nhẹ tay hơn thép 316L được đúc đặc ruột cho các dòng đồng hồ tầm cao hơn nên trọng lượng đồng hồ cũng là một trong những yếu tố phân biệt hàng giả, hàng thật. Để sản xuất vỏ đồng hồ, vật liệu thép sẽ được nung nấu và đúc theo khuôn để tạo ra khuôn vỏ đồng hồ bằng thép.
Thường dòng đồng hồ công nghiệp sẽ dừng lại ở bước trên, nhưng ở phân cấp đồng hồ phân khúc tầm cao, ta sẽ có thêm bước hoàn thiện thủ công bằng tay cho vỏ đồng hồ, chính bước hoàn thiện đặc biệt này sẽ tạo ra giá trị cao cấp cho vỏ đồng hồ. Trong chế tác vỏ đồng hồ phân khúc tầm cao, thép có thể được hoàn thiện thủ công theo 2 dạng: bóng mờ và bóng sáng.
Kỹ thuật đánh bóng sáng sẽ tạo nên bề mặt sáng bóng như gương còn đánh bóng mờ sẽ tạo trên bề mặt vệt phẳng mờ. Khi sử dụng đồng hồ có vỏ được đánh bóng sáng, bạn nên cẩn thận khi đeo tay hằng ngày bởi bề mặt lớp bóng sáng rất dễ bị trầy, làm giảm đi tính thẩm mỹ của đồng hồ. Tuy nhiên, một tin vui là thép có thể đánh bóng lại như mới một cách dễ dàng với chi phí không cao. Nhưng để tiết kiệm chi phí và thời gian thì bạn vẫn nên cẩn thận. Đặc điểm của thép có màu trắng bạc tự nhiên, nhưng ta cũng có thể tạo ra màu sắc khác nhau cho đồng hồ thép nhờ vào công nghệ mạ PVD (Physical vapor deposition) hay còn gọi là công nghệ IP (Ion plating – công nghệ ion hoá) sẽ được nói chi tiết hơn ở phần 5 chất liệu vàng bên dưới bài viết.
Ưu điểm:
- Bền, cứng, chống ăn mòn tốt.
- Có thể hoàn tác thủ công bằng tay tạo nét thẩm mỹ độc đáo, sang trọng cho đồng hồ
- Có thể đánh bóng cho sáng lại như mới.
- Trọng lượng vừa phải.
- Là vật liệu “rẻ” nhất trong các vật liệu cao cấp
Nhược Điểm:
- Dễ bị nhòe và in dấu vân tay khi sử dụng.
- Có thể dễ bị trầy xước khi va quẹt mạnh.
Titanium
Đúng như cái tên ví von “Titan – người khổng lồ”, Titanium là một trong những vật liệu tốt nhất mà con người đang sở hữu. Với đặc tính cứng cáp, chống trầy xước tốt, chịu nhiệt độ cao tốt và nhẹ hơn thép 50%, Titanium được sử dụng trong các lĩnh vực được đòi hỏi yêu cầu vô cùng khắt khe như linh kiện dành cho máy bay, tàu vụ trụ hay tên lửa.
Titanium đã được ứng dụng nhiều trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, khi thời gian đầu Titanium vẫn chủ yếu để kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Cho đến đầu năm 2000, các nhà khoa học mới tìm ra cách trích xuất ra titan với khối lượng lớn. Biến Titan thành vật liệu sử dụng độc quyền trong hàng không vụ trụ. Sau đó, bằng đặc tính ưu việt của mình, Titanium dần xâm nhập vào ngành công nghiệp đồng, và một hãng đồng hồ nổi tiếng tiên phong với việc ứng dụng vật liệu Titanium cho đồng hồ là hãng CITIZEN, với công nghệ Super Titanium độc quyền, gia tăng độ cứng của Titanium gấp 5 lần thép và nhẹ hơn 50% trọng lượng thép.
Cũng giống như các loại hợp kim khác, có nhiều các tạo ra titanium với các đặc tính khác nhau. Loại Titanium phổ biến nhất trong ngành đồng hồ là Ti-6AI-4V hoặc còn được gọi là Titanium cấp độ 5. Titanium cấp độ 5 nó có thể chịu được áp lực 1000 MPa, gấp 5 lần so với thép, nhẹ hơn gần bằng 1 nửa so với thép với mật độ 4,5g/cc so với 7,8 của thép. Ngoài ra Titanium có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, không có thứ gì có thể làm gỉ chúng ngoại trừ axit nitric (loại hóa chất axit rất hiếm gặp).
Khả năng chống ăn mòn của Titanium gần như vô địch, kih chỉ duy nhất vật liệu Zirconium là đánh bại được Titanium. Với đặc tính cứng cáp, chống trầy xước, chống ăn mòn tốt, việc chế tác gia công Titanium trong ngành đồng hồ trở nên vô cùng khó khăn. Việc rèn, hàn đúc và xử lý nhiệt trên titannium vô cùng phức tạp, nó khiến sản phẩm từ titanium có giá thành đắt đỏ.
Nhưng Titanium cũng sẽ không được ứng dụng nhiều ở dòng đồng hồ phân cấp sang trọng, xa xỉ do sắc xám mờ đặc trưng của Titanium trông không được sang trọng, bắt mắt và Titanium không thể đánh bóng cho sáng rạng rỡ như gương giống như thép, Bằng đặc tính cứng cáp, chống trầy xước, chống ăn mòn tốt và với trọng lượng nhẹ của chúng nên Titanium sẽ được ứng dụng nhiều hơn cho các dòng đồng hồ cao cấp thiên về chức năng như đồng hồ thể thao, đồng hồ phi công, đồng hồ lặn biển,v.v…
Đồng hồ lặn biển citizen PROMASTER SEA SUPER TITANIUM NY0075-12L
Và ngoài ra, cũng phải kể thêm là vật liệu Titanium rất lành tính, không gây kích ứng da như các vật liệu kim loại khác, nên khi bạn là người có làn da khá nhạy cảm thì đồng hồ Titanium sẽ là người đồng hành tốt nhất của bạn.
Ưu điểm:
- Có trọng lượng nhẹ.
- Chống trầy xước .
- Chống ăn mòn tốt.
- Không gây dị ứng da.
Nhược điểm:
- Khá đắt tiền.
- Khó trầy nhưng khi đã trầy thì không thể đánh bóng như mới được.
- Có màu xám mờ đặc trưng, không gây vẻ bắt mắt, sang trọng cho đồng hồ.
Sợi Carbon (Carbon Fiber)
Sợi Carbon là một trong những vật liệu xa xưa nhất của con người, được phát minh và cho ra mắt vào năm 1879 bởi Thomas Edison. Carbon Fiber có 90% thành phần tạo từ nguyên tố Cacbon nên chúng rất nhẹ và có đặc tính gần giống với kim cương như khả năng chống trầy xước của sợi cacbon cũng khá tốt.
Đồng thời chúng cũng có khả năng chịu nhiệt cao và có khả năng chịu độ kéo giãn lớn. Với đặc tính bền, nhẹ, sợi cacbon, cùng với Titanium, là một trong những vật liệu tốt nhất mà con người có thể chế tạo ra, được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế tác vỏ cho những chiếc siêu xe, xe đua và những mẫu đồng hồ thể thao đắt tiền có kích thước lớn.
Một chiếc siêu xe có vỏ làm từ chất liệu Carbon Fiber.
Đặc biệt những chiếc đồng hồ thể thao với thiết kế lớp vân từ sợi cacbon cũng đang là trào lưu trong những năm gần đây. Sợi cacbon trong ngành đồng hồ thường được sản xuất với đường kính 7 - 10 μm và cấu thành từ khoảng 30.000 sợi đơn.
Các sợi đơn gồm những tấm graphit mỏng thẳng,được cho xoắn hoặc cuộn vào nhau. Tính chất của sợi phụ thuộc vào sự định hướng của các tấm graphit.
Sợi carbon khá dòn và có thể dẫn điện và tạo điều kiện cho quá trình ăn mòn điện hoá kim loại. Vì vậy, các các chi tiết làm từ sợi carbon thường có phủ lớp vật liệu khác như tráng phủ thêm lớp nhựa bên ngoài.
Mặt số mẫu đồng hồ BULOVA PRECISIONIST 98B228 được làm bằng chất liệu sợi carbon.
Forged Cacbon một loại vật liệu biến thể của vật liệu sợi cacbon với cấu trúc không được cấu thành từ dạng lớp mà chúng bao gồm các dải nhỏ cacbon được cắt và đặt vào khuôn, được làm cho nóng chảy dưới áp lực lớn và nhiệt độ cao và để cho hoà tan, đông đặc lại theo khuôn.
Cách sản xuất này này đặc biệt tạo nên các lớp vân xám và đen ngẫu nhiên trên bề mặt của vỏ đồng hồ Forged Cacbon.
Ưu điểm:
- Trọng lượng nhẹ.
- Cứng cáp, chống trầy xước tốt.
- Chống ăn mòn tốt.
Nhược điểm:
- Khá dòn, có thể bị bể vụn khi tác động lực lớn.
- Rất đắt tiền, một số mẫu đồng hồ sợi cacbon cao cấp có giá gần ngang với những chiếc siêu xe và chi phí sửa chữa, thay thế vỏ sợi cacbon cũng rất mắc.
Ceramic (gốm kim loại)
Gốm là một trong những vật liệu cổ xưa của con người, nhưng chúng chỉ mới được áp dụng trong ngành sản xuất đồng hồ những năm gần đây.
Gốm kim loại - Ceramic là loại vật liệu đặc biệt được hình thành từ hỗn hợp của 3 loại vật liệu chính là kim loại, Polyme, Composites. Ceramic sử dụng trong chế tác đồng hồ là Ceramic kỹ nghệ (Engineering Ceramic) chỉ bao gồm vật liệu tinh khiết như hợp chất oxygen, nitrogen, cabon.
Phương pháp sản xuất Ceramics là sự nung kết các bột kim loại khác nhau. Với một môi trường nhiệt độ cao lên đến hàng ngàn độ C để làm tan chảy các hợp kim sau đó được ép nén dưới áp suất lớn để định hình. Ngày có càng nhiều hãng sử dụng Ceramics trong chế tác đồng hồ với khả năng chống trầy xước, chống ăn mòn ưu việt, trong số đó, thương hiệu nổi tiếng nhất trong việc sáng tạo và ứng dụng vật liệu Ceramic cho đồng hồ là Rado.
Tuỳ theo công nghệ và kĩ thuật sản xuất Ceramic mà đồng hồ Ceramic sẽ có mức giá cao hoặc thấp.
Đồng hồ CARAVELLE 45L159 có vỏ và dây làm từ vật liệu Ceramic có giá chỉ 4.100.000 vnd
Ceramic có đặc tính vô cùng cứng và là một trong những vật liệu cứng nhất hiện tại. Cùng với Titanium, Ceramic cũng là vật liệu thường được sử dụng trong ngành hàng không – vũ trụ do trọng lượng nhẹ và đặc biệt cứng cáp, khả năng chống trầy của chúng cao gấp 3 – 4 lần so với thép không gỉ, khiến bạn hầu như không phải quan tâm tới việc trầy xước khi đeo đồng hồ Ceramic.
Hai phần cạnh bên của chiếc đồng hồ năng lượng ánh sáng siêu mỏng Eco-drive One AR5014-04E được làm từ vật liệu Ceramic.
Trong thực tế, Ceramics còn được sử dụng dụng cụ cắt kim loại tại các nhà máy công nghiệp. Ceramic cũng khá nhẹ với khối lượng riêng trung bình là 3g/cc tương đương với nhôm 2,7g/cc. Ceramics, cũng giống như Titanium,rất lành tính, không gây dị ứng cho da người và cũng không bị ăn mòn. Nhưng Ceramic có nhược điểm là chúng tuy rất cứng nhưng khả năng dẻo dai lại kém, điều này dẫn đến việc Ceramics có thể dễ vỡ vụn khi gặp lực tác động va đập cực mạnh (rất hiếm gặp). Nhưng miễn là nó luôn được tránh gặp các lực tác động, một chiếc đồng hồ Ceramic gần như không thể bị hư hại
Ưu điểm:
- Tạo vẻ sáng bóng sang trọng cho đồng hồ cao cấp.
- Chống trầy xước tốt.
- Chống ăn mòn tốt.
- Trọng lượng nhẹ.
- Lành tính, không gây kích ứng da.
Nhược điểm:
- Có thể bể vỡ khi gặp lực tác động va đập mạnh.
- Không đánh bóng được.
Vàng
Vàng từ thưở xa xưa đã được xem là một vật liệu vô cùng có giá trị, cho đến bây giờ vẫn vậy bởi vẻ đẹp và giá trị vĩnh cữu của chúng. Vàng là vật liệu quí hiếm, có trọng lượng khá nặng (nặng gấp đôi thép không gỉ), có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hoá cao, có thể tồn tại qua hàng chục, hàng trăm năm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp bề ngoài.
Ngay từ buổi khải hoàn nguyên của ngành chế tạo đồng hồ, vàng và đồng là hai vật liệu đầu tiên được ứng dụng cho sản phẩm đồng hồ, với đồng được sử dụng cho các mẫu đồng hồ bình dân và vàng được sử dụng cho đồng hồ cao cấp dành cho giới quý tộc và người hoàng gia. Vàng thực sự không phải là một vật liệu thích hợp cho đồng hồ, nhưng chúng vẫn được sử dụng, bởi vẻ ngoài sang trọng của chúng cũng như đồng hồ không những là một công cụ cập nhật thời gian mà còn là một vật trang sức giá trị nhằm khẳng định sự giàu có và đẳng cấp người đeo.
Bởi giá trị vĩnh cửu của vàng, những chiếc đồng hồ được làm bằng vàng có thể được xem là khoảng đầu cơ tích trữ bởi giá trị của vàng liên tục gia tăng theo thời gian. Đặc biệt, những chiếc đồng hồ có vỏ vàng và bộ máy cơ của các hãng đồng hồ danh tiếng như Omega, Rolex, Patek Phillippe,… càng cổ xưa, lâu đời thì lại càng có giá trị.
Phương pháp ứng dụng vật liệu vàng trong chế tác đồng hồ cho tới hiện nay được chia làm 3 phương pháp: Mạ vàng (Gold plated), mạ PVD, Tow-tone (kết hợp vàng với thép), vàng khối (Solid gold). + Đồng hồ mạ vàng (Gold plated) cho vỏ hay dây đeo là phương pháp phủ một lớp vàng mỏng, có thể chỉ đến 10 micron (1 micron tương đương 1/1000mm).
Trước đây trong chế tác đồng hồ sử dụng sẽ tạo bề mặt mạ dày, tạo nên giá trị rất đắt đỏ cho đồng hồ. Nhưng với ưu thế về chi phi sản xuất rẻ ngày nay thì công nghệ mạ PVD đã trở nên vô cùng phổ biển, không những trong ngành đồng hồ mà cả trong những ngành trang sức mĩ nghệ. + Mạ PVD là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý được thực hiện dưới điệu kiện chân không (10-2 đến 10-4 Torr), đây là công nghệ tạo sắc vàng phổ biến nhất cho đồng hồ hiện nay. Vàng có thể kết hợp một lớp chất các kim loại tạo ra màu sắc mong muốn. Ví dụ như kết hợp với ZrN cho màu vàng sáng, CrC cho màu xám hoặc tạo ra loại màu khác như vàng hồng, màu xanh nước biển…
Thành phần lớp mạ PVD trên vỏ đồng hồ[/caption] Mạ vàng PVD có 2 ưu điểm chính so với phương pháp truyền thống là chúng bền màu hơn và nước mạ óng ánh hơn, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài sang trọng hơn là phương pháp phủ lớp mạ vàng thật, tuy nhiên về giá trị thật sẽ không bằng công nghệ mạ vàng thật từ truyền thống.
+ Đồng hồ điểm vàng (Tow tone). Với những mẫu đồng hồ này phần chủ yếu vẫn sẽ là vỏ thép với một số ít phần được điểm một lượng nhỏ vàng khối trên phần thân vỏ, núm và dây đồng hồ.
+ Đồng hồ vàng khối (Solid gold). Với những chiếc đồng hồ vàng khối toàn bộ thân vỏ, hoặc cả dây kim loại cũng được làm từ vàng khối.
Vàng nguyên chất (24K) được biết đến là loại kim loại khá mềm, không đủ độ bền, chắc để chế tác đồng hồ. Nên vật liệu chủ yếu trong chế tác đồng hồ là loại vàng 18K ( với 75% cấu trúc của vật liệu là vàng). Mỗi hãng đồng hồ lại có chất liệu vàng 18k của riêng mình khác biệt nhau cả về màu sắc lẫn giá trị.
Chính yếu tố 25% còn lại, sử dụng thành phần gì, được tôi luyện ra sao, là bí quyết tạo nên vẻ đẹp và những sắc màu khác nhau của vàng (vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng). Loại vàng trắng thường bị dễ nhầm lẫn với chất liệu bạch kim (platinum) nhưng thực ra vàng trắng là loại vàng 18k với 25% còn lại là hợp chất Nickel, Paladi… tạo ra sắc trắng của vàng trắng. Cá biệt cũng có một số hãng cũng sử dụng vàng 22k hay 14k trong việc sản xuất một số mẫu đồng hồ đặc biệt.
Ưu điểm:
- Tạo giá trị vĩnh cữu cho đồng hồ(ở phương pháp gold plated truyền thống và phương pháp solid gold).
- Chống ăn mòn rất tốt.
Khuyết điểm:
- Trọng lượng nặng, tặng cảm giác nặng tay khi đeo.
- Dễ bị móp méo khi làm rơi rớt hoặc khi chịu tác động va đập.
- Rất mắc tiền.
- Có thể đánh bóng nhưng sau khi đánh bóng, giá trị của đồng hồ sẽ bị sụt giảm.
Xem thêm:
ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE VÀ LÝ DO TẠO NÊN THÀNH CÔNG VANG DỘI
BÍ QUYẾT CHỌN ĐỒNG HỒ ĐỂ TẶNG PHÁI NỮ NHÂN NGÀY 8-3
GIẢI MÃ CƠN SỐT MANG TÊN “ĐỒNG HỒ QUÂN ĐỘI”
ĐỒNG HỒ BULOVA 96A206: NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA SỰ GIẢN ĐƠN
THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ BULOVA 96R162: ĐỘC ĐÁO VỚI MẶT VUÔNG QUYẾN RŨ
VÌ SAO NÊN MUA ĐỒNG HỒ Ở NHỮNG ĐẠI LÝ UY TÍN?
ĐỒNG HỒ MOVADO PHONG CÁCH MINIMALISM ĐI ĐẦU XU HƯỚNG ĐƯƠNG ĐẠI
THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ BULOVA 97A112 ĐẲNG CẤP, HIỆN ĐẠI
THANH XUÂN TRỌN VẸN TRONG THIẾT KẾ ĐỒNG HỒ BULOVA 96X146